Cầu lông là một bộ môn thể thao khá phổ biến được nhiều người với mọi lứa tuổi yêu thích vì tính chất dễ chơi và không yêu cầu quá nhiều về thể lực cũng như không nhất thiết phải cần đồng đội. Dù là môn thể thao dễ chơi nhưng để chơi đúng cách và không sợ bị chấn thương thì nên tìm hiểu qua “10 kỹ thuật đánh cầu lông từ cơ bản đến nâng cao nhất định phải biết”.
I. Giới thiệu khái quát về bộ môn thể thao cầu lông
1. Cầu lông là gì?
Cầu lông là một bộ môn thể thao dùng vợt để thi đấu giữa 2 vận động viên (thi đấu đơn) hoặc 4 vận động viên (thi đấu đôi) trên hai nửa sân đấu hình chữ nhật được ngăn cách ở giữa bằng tấm lưới. Người chơi ghi sẽ ghi điểm bằng cách dùng vợt đánh quả cầu qua lưới sang phía bên kia sân của đối phương và chạm đất phía bên trong vạch kẻ.
Mỗi người chơi sẽ có duy nhất 1 lần chạm cầu trên sân của mình để đưa sang phía bên sân của đối thủ. Lượt cầu được cho là kết thúc khi người chơi ghi điểm bằng cách đánh rơi cầu lên sân đối phương hoặc một trong hai bên thi đấu phạm lỗi.
2. Lợi ích khi chơi cầu lông
Cầu lông là một môn thể thao tương đối dễ chơi và dễ hiểu nên nó phù hợp với hầu hết tất cả các lứa tuổi. Nếu không phải để thi đấu mà chỉ để rèn luyện sức khỏe thì khi chơi môn này không nhất thiết phải có sân hay lưới đánh cầu lông, chỉ cần có vợt và quả cầu lông thì một địa điểm thoáng cũng có thể tổ chức chơi được. Chơi cầu lông cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Tăng cường độ dẻo dai và cùng như làm vững chắc xương khớp
- Giúp tăng chiều cao ở tuổi đang phát triển
- Rèn khả năng phản xạ nhanh
- Giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.
- Hỗ trợ giảm cân

II. 10 kỹ thuật đánh cầu lông từ cơ bản đến nâng cao
Dù là chơi với mục đích rèn luyện thể lực, giải trí hay là thi đấu thì bạn cần nên biết 8 kỹ thuật đánh cầu lông từ cơ bản đến nâng cao dưới đây.
1. Kỹ thuật cầm vợt sao cho đúng
Kỹ thuật cầm vợt chính là bài tập đầu tiên mà người mới chơi cần phải học. Khi bạn cầm vợt đúng cách sẽ giúp cho tay và vai bạn phát huy được sức mạnh và độ chính xác trong từng pha đánh cầu. Hơn hết, khi cầm vợt đúng cách sẽ làm giảm khả năng bị chấn thương, tăng độ linh hoạt cho các động tác đánh cầu trái, phải. Để cầm vợt một cách đúng nhất thì cần đảm bảo những yếu tố sau:
- Cầm thân vợt cầu lông bằng tay trái.
- Cầm và nghiêng mặt vợt vuông góc 90 độ so với mặt đất (như hình vẽ).
- Lòng bàn tay nắm cán vợt ở khoảng giữa (hơi lệch về cuối cán vợt). Tư thế cầm cán vợt như đang “bắt tay”.
- Các ngón tay ôm nhẹ quanh cán của vợt cầu lông. Ngón cái tựa trên cán vợt, đầu cón cái hướng về phía đầu cán vợt.
- Các ngón trỏ và giữa phải được đặt sao cho thoải mái. Tư thế cầm vợt đúng phải tạo nên được một góc chữ V giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ.

2. Tư thế đánh cầu lông chuẩn
Trong quá trình chuẩn bị giao cầu hay đánh cầu thì bạn cũng cần phải có một tư thế đứng chuẩn và vững vàng để thực hiện các kỹ thuật khác một cách tốt nhất. Đây là một trong những kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản mà bạn cần lưu ý. Có 3 tư thế cần lưu ý đó chính là: tư thế phòng thủ, tư thế tấn công và tư thế đỡ cầu.
2.1. Tư thế phòng thủ
Đây là tư thế phòng vệ của bạn trước những pha đập cầu của đối phương. Với tư thế này, bạn sẽ phải xoay người đối diện với lưới, tay thuận đưa vợt ra trước mặt ở vị trí ngang thắt lưng và hơi đổ nhẹ người về phía trước. Bạn cần giữ thăng bằng tốt và có thể thả lỏng tay không cầm vợt ra.
2.2. Tư thế tấn công
Hai chân phải mở rộng bằng vai và tay thuận cầm vợt bên hông cơ thể, xoay người hướng về phía các đường biên dọc. Lưu ý thêm là để tấn công và giúp cầu bay theo quỹ đạo vòng cung hướng xuống bạn hãy giơ cả 2 tay lên cao nhằm tạo ra lực. Đây là tư thế được sử dụng để thực hiện các cú đánh cầu cao thuận tay qua đầu.
2.3. Tư thế đỡ cầu
Tư thế đỡ cầu đòi hỏi bạn phải đặt chân cùng bên với tay cầm vợt ở phía trước, chân còn lại đặt ở phía sau. Tay cầm vợt sẽ phải đưa lên phía trước mặt ở vị trí hơi cao hơn thắt lưng một chút. Để chuẩn bị sẵn sàng cho những cú lao người đỡ cầu, bạn cũng nên nâng cả tay không cầm vợt lên cao đồng thời đổ nhẹ người về phía trước.
Đây là tư thế để đón những đường cầu của đối thủ sau khi bạn đã thực hiện một pha đẩy cầu qua lưới đối phương.

3. Kỹ thuật giao cầu
Một trong các kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản khi tham gia bộ môn cầu lông là giao cầu. Có hai kỹ thuật giao cầu thường gặp đó là: giao cầu thấp tay và giao cầu cao tay.
3.1. Kỹ thuật giao cầu thấp tay
Giao cầu thấp tay là kĩ thuật giúp đưa cầu qua phần sân đối thủ và vào phần trên của sân đấu. Mục tiêu của cú giao cầu thấp tay là để cầu bay ngay phía trên lưới và đáp vào góc trên của sân. Cần lưu ý, nếu thực hiện không tốt kỹ thuật này thì nó sẽ tạo hội để cho đối phương thực hiện một cú đập cầu phản công.
3.2. Kỹ thuật giao cầu cao tay
Khác với giao cầu thấp tay, mục đích của những cú giao cầu cao tay đưa cầu sang phần cuối sân của đối thủ. Nếu đối thủ của bạn là người có khả năng đập cầu mạnh và tốt thì bạn nên dùng kỹ thuật phát cầu cao tay này. Bạn có thể phán đoán được đối thủ sẽ thực hiện các pha phản đòn như bỏ nhỏ hoặc lốp cầu.
Mẹo nhỏ cho bạn đó là nên giao cầu vào phần sân trái tay của đối thủ thông thường đây sẽ là khu vực điểm yếu của rất nhiều người chơi cầu lông.

4. Kỹ thuật đập cầu
Đập cầu là kỹ thuật phản đòn mang nhiều “quyền lực” nhất và mạnh mẽ nhất trong môn cầu lông. Kỹ thuật đập cầu trái tay và đập cầu thuận tay, bật nhảy đập cầu là ba kỹ thuật thường dùng nhất.
4.1. Kỹ thuật đập cầu trái tay
Để thực hiện kỹ thuật đập cầu trái tay thì bạn phải luyện tập một cách thường xuyên vì đây là một kỹ năng khó. Muốn thực hiện nó một cách tốt nhất thì bạn cần phải luyện tập để có thể cầm vợt và phản đòn bằng tay trái một cách nhuần nhuyễn.
4.2. Kỹ thuật đập cầu thuận tay
Đập cầu thuận tay là một cú đập cầu cao phía trên đầu, kỹ thuật này tương tự với hành động ném bóng. Nếu có thể ném bóng tốt thì việc thực hiện một cú đập cầu thuận tay không phải là vấn đề gì quá khó khăn với bạn.
4.3. Kỹ thuật bật nhảy đập cầu
Kỹ thuật bật nhảy đập cầu đơn giản chỉ là sự kết hợp của kỹ thuật bật nhảy và đập cầu thuận tay. Theo đó, bạn sẽ thực hiện cú bật nhảy trước khi tiến hành động tác đập cầu thuận tay.

5. Kỹ thuật di chuyển chân
Kỹ thuật di chuyển chân sao cho linh hoạt và bao quát được toàn sân không bao giờ là việc dễ dàng. Nắm được các kỹ thuật về chân sẽ giúp cho bạn di chuyển một cách có trình tư và hiệu quả hơn. Dù các kỹ thuật khác cũng rất quan trọng nhưng di chuyển chân luôn được các huấn luyện viên đánh giá là có tầm quan trọng cao hơn tất cả. Ngoài ra, trong kỹ thuật đánh cầu lông đôi thì việc di chuyển sao cho linh hoạt và ăn ý cùng đồng đội là vô cùng quan trọng và cần thiết. Những điều nên nhớ để di chuyển chân một cách hiệu quả là:
- Luôn ghi nhớ vị trí bắt đầu (vị trí nền)
- Chỉ di chuyển 1 bước sang ngang
- Chỉ di chuyển 2 – 3 bước về phía trước hoặc phía sau.

6. Kỹ thuật đẩy cầu (đè lưới)
Đẩy cầu là kỹ thuật phản đòn cho những quả bỏ cầu sát lưới của đối thủ, với kỹ thuật này bạn sẽ đánh cầu sang hai góc cuối sân sau của đối phương.
Người thực hiện đứng ở sát lưới bên phải đưa vợt lên trên phía trước bên phải. Khi khuỷu tay hơi co thu lại, cẳng tay hơi vặn ngoài, cổ tay hơi xoay ra, mặt vợt cũng theo đó mà vung ra sau về phía dưới bên phải, mặt vợt đối diện trực tiếp với cầu đến. Lúc này ngón út và ngón áp út tay cầm vợt hơi lỏng ra làm cho chuôi vợt hơi tách ra khỏi cơ mắt cá. Ngón cái và ngón trỏ vê xoay chuôi vợt ra ngoài, mặt vợt càng ngửa sau.
Khi đẩy cầu, thân người hơi di chuyển ra trước, cẳng tay của tay bên phải vươn ra trước đồng thời hơi vặn trong, cổ tay và ngón tay khống chế góc độ mặt vợt, cổ tay từ duỗi sau chuyển sang duỗi thẳng và lắc cổ tay.
7. Kỹ thuật bỏ nhỏ cầu
Bỏ nhỏ cầu là kỹ thuật dễ dàng ghi được điểm vào sân của đội đối thủ. Đây là một kỹ thuật tinh tế và có thể thực hiện bằng bỏ nhỏ thuận tay hoặc trái tay. Với kỹ thuật này thì bắt buộc đối thủ phải di chuyển lên sân trước để đỡ cầu và từ đó sẽ tạo lỗ hổng ở giữa sân và cuối sân để có thể tung ra một cú đập cầu và ghi điểm.

8. Kỹ thuật móc cầu
Ngược lại với kỹ thuật đẩy cầu thì kỹ thuật móc cầu sẽ là đưa những pha cầu sát lưới của đối phương đánh sang khu vực sát lưới cùng bên của đối phương, khiến cho đối phương chủ quan và không kịp trở tay. Móc cầu cũng giống những kỹ thuật khác trong cầu lông được chia làm hai loại cơ bản là móc cầu thuận tay và móc cầu trái tay.
Người thực hiện kỹ thuật này sẽ cần phải vượt lên sát lưới bên phải. Vợt sẽ được đồng thời đưa lên chếch phía trên đằng trước bên phải cùng với cẳng tay. Khi cẳng tay duỗi trước thì hơi xoay ngoài, cổ tay hơi duỗi sau.
Tay cầm vợt vê xoay chuôi vợt ra ngoài làm cho ngón cái áp sát vào mặt rộng của chuôi vợt, đốt thứ hai của ngón trỏ cũng áp sát vào mặt rộng ở mặt sau của chuôi vợt.

9. Kỹ thuật phông cầu (hay còn gọi là lốp cầu)
Phông cầu hay còn gọi là kỹ thuật lốp cầu, hiểu một cách đơn giản thì nó là kỹ thuật đưa cầu đi cao. Có 2 dạng lốp cầu cơ bản là phòng thủ và tấn công.
Phông cầu phòng thủ áp dụng trong vị trí bị động, người chơi sẽ cần thời gian để quay lại vị trí trung tâm sân và chuẩn bị cho các pha cầu sau.
Về phông cầu tấn công áp dụng cho những đòn tấn công hiểm, bạn có thể thả lỏng toàn bộ cổ tay và dùng lực đẩy ngón trỏ đi xa hơn.

10. Kỹ thuật treo cầu (chặt, cắt, chém cầu)
Đây là một trong những kỹ thuật đánh cầu lông nâng cao được rất nhiều người chơi cầu lông chuyên nghiệp sử dụng vì đây là một đòn đánh khiến đối thủ vô cùng khó chịu. Kỹ thuật treo cầu có thể sử dụng để đánh vào sân trước của đối phương từ sân sau của bạn. Ba loại có thể áp dụng kỹ thuật này là thuận tay, trái tay và đỉnh đầu.

Bộ môn thể thao cầu lông rất dễ để nắm bắt kỹ thuật và cách chơi. Hơn hết bất kì lứa tuổi nào cũng có thể tham gia chơi và thi đấu. Với những thông tin trên thì literaryzone.com mong rằng bạn sẽ nắm chắc được những kĩ thuật đánh cầu lông đúng và từ đó việc chơi môn thể thao này cũng trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn.